Lưu Ý Trong Quá Trình Sử Dụng Ổ Khóa Cửa Tay Nắm Tròn

Lưu Ý Trong Quá Trình Sử Dụng Ổ Khóa Cửa Tay Nắm Tròn

Lưu Ý Trong Quá Trình Sử Dụng Ổ Khóa Cửa Tay Nắm Tròn

Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại một số lỗi thường gặp với ổ khóa cửa tay nắm tròn, nguyên nhân và cách xử lý cho từng trường hợp.

Trong quá trình đóng, mở cửa tay nắm tròn thì phải nhẹ nhàng bởi then gió luôn tiếp xúc trực tiếp với khung cửa, nếu bạn đóng mạnh tay sẽ làm then cong hoặc chốt khóa bị bật ra ngoài dẫn đến trình trạng kẹt khóa.

Không nên cắm chìa trong ổ khóa cửa tay nắm lúc đang xoay tay nắm bởi làm như vậy sẽ khiến bung nhíp định vị và làm sút tay nắm cửa.

Khi lắp cửa cần chú ý khoảng cách hở giữa cánh cửa và khung bao phải tối thiểu 3mm, nếu nhỏ hơn sẽ dễ làm hỏng then gió.

Khi vệ sinh ổ khóa chỉ nên dùng dẻ khô (có thể tẩm thêm chút nước), tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh vì dễ làm bong tróc lớp sơn ngoài và gây hỏng toàn bộ ổ khóa.

Nếu tần suất sử dụng cửa cao thì nên thường xuyên kiểm tra, tra dầu cho ổ khóa để đảm bảo khóa hoạt động ổn định, trơn tru nhất.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà nên lắp loại ổ khóa phù hợp, ví dụ nhà có trẻ nhỏ thì nên lắp loại ổ khóa tay nắm tròn trơn 2 đầu, còn nếu là phòng tắm hoặc phòng ngủ thì nên lắp loại có chốt bên trong.

Khi ra ngoài nhớ đem theo chìa khóa, trong trường hợp bị rơi hoặc quên chìa khóa bên trong thì tốt nhất nên gọi thợ mở khóa để tránh làm hư hại toàn bộ cánh cửa.

Trong quá trình sử dụng ổ khóa cửa tay nắm tròn nói riêng, các loại ổ khóa khác nói chung, dù bạn có cẩn thận hoặc bảo quản tốt đến đâu thì vẫn không thể tránh khỏi một số lỗi phát sinh như: kẹt khóa hoặc bị rơi chìa khóa.

Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại một số lỗi thường gặp với ổ khóa cửa tay nắm tròn, nguyên nhân và cách xử lý cho từng trường hợp.

Các lỗi thường gặp với chìa và ổ khóa tay nắm tròn

Cắm chìa vào không hết thì có thể do bạn bị nhầm chìa khóa, xi lanh có vật lạ, chìa khóa bị biến dạng hoặc dính vật thể lạ, móp dầu bi. Để xử lý, bạn cần kiểm tra lại chìa khóa cho chính xác, làm vệ sinh lòng xi lanh, nắn lại chìa khóa cho thẳng (nếu đúng chìa).

Nếu cắm chìa khóa vào mà không thể vặn được thì có thể do lật máng lò xo, móp máng lò xo, cửa bị vênh, xệ ép hư cò. Để xử lý, bạn cần định hình lại lò xo, thay khung cửa hoặc thay cò mới.

Cùng trường hợp cắm chìa vào nhưng không mở được thì cũng có thể do hỏng lưỡi gà, đầu cò bị ép nằm chung trong lỗ yếm khung bao, để xử lý thì bạn có thể tháo ổ khóa ra để chỉnh lại cò, sửa lại lỗ khung bao hoặc thay cò mới.

Chìa nào cũng mở được ổ khóa là tình trạng hay gặp nhất, nguyên nhân là do bị bung lò xo sơ mi, cong ti truyền lực, xổ bi, kẹt bi, liệt lò xo do thiếu dầu. Để xử lý, bạn cần thay lò xo mới, nắn ti truyền lực cho thẳng, xếp lại bị và vệ sinh ổ bi cũng như tra dầu mới cho ổ bi.

Tay nắm tròn bị rít hoặc không trả về vị trí đầu thì có thể do móp lỗ ruột chìa, móp lỗ đầu bầu, móp cổ tay nắm, móp máng trượt hoặc cấn ti ruột chìa. Để xử lý, bạn cần cắm ti vào xi lanh, sửa máng trượt hoặc định hình lại các lỗ của tay nắm.

Tay nắm bị cứng và phải dùng chìa mới mở được cửa thì có thể do bị cài chốt định vị phía trong nút bấm. Để xử lý, bạn cần mở chốt định vị.

Tay nắm cửa bị đàn hồi yếu là do bị giãn lò xo, móp cổ tay hoặc móp máng trượt. Để xử lý, bạn cần thay lò xo mới, nắn cổ tay hoặc máng trượt lại.

Bị sút tay nắm thì có thể là do rớt nhíp định vị, ráp chưa vào chốt định vị, lỗ định vị bị rách hoặc bị mòn. Để xử lý, bạn cần gài nhíp lại, sửa lỗ và chốt định vị hoặc ráp chốt định vị vào lỗ tay khóa.

Các lỗi thường gặp với nút bấm của khóa tay nắm tròn

Bấm nút khóa hoặc xoay núm khóa bên trong rồi nhưng bên ngoài vẫn mở được (dù không có chìa khóa), nguyên nhân có thể do cửa bị cong vênh hoặc đầu thanh truyền nút bấm bị móp, vung khóa đụng thanh truyền hoặc móp máng trượt. Để sửa chữa, bạn cần nắn lại thanh truyền, máng trượt cho thật thẳng, nới vung khóa ra theo hướng đầu chìa khóa.

Không thể ấn nút bấm hoặc xoay núm vặn thì có thể do bị cong hoặc móp đầu thanh truyền nút bấm, bung lò xo, vung khóa đụng thanh truyền. Để xử lý, bạn cần nắn lại thanh truyền cho thẳng, gài lại lò xo, nới vung khóa ra phía đầu chìa.

Sau khi ấn nút bấm và xoay núm cửa để mở thì nút bấm không tự trở về vị trí cũ thì có thể do móp lỗ nút, để sửa chữa, bạn cần tháo ổ khóa ra và nắn lại lỗ nút bấm.

Nếu thấy bất tiện khi không thể tự sửa khóa tại nhà có thể liên hệ hỗ trợ từ dịch vụ KHÓA 24H hỗ trợ khách hàng trên toàn khu vực Bình Dương và Thủ Đức.

Xem thêm https://khoa24h.com/tho-sua-khoa-dich-vu-khoa-24h-tai-duong-thong-nhat-di-an-binh-duong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *